Transistor là gì? Cấu tạo và chức năng hoạt động của Transistor?
Transistor là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm cũng như cấu tạo, các chức năng của một Transistor trong điện tử nhé.
- Human Machine Interface là gì? Đặc điểm và ứng dụng của HMI?
- [Giải đáp] PLC là gì? Nguyên lý, cấu tạo và ưu – nhược điểm của PLC
Transistor là gì?
Transistor hay tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.
Tên gọi transistor có ý nghĩa rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở, nó được John R. Pierce đặt năm 1948 sau khi linh kiện này ra đời, là từ ghép trong Tiếng Anh của “Transfer” và “resistor” tức là điện trở chuyển đổi.
Transistor cũng được kết hợp thành mạch tích hợp (IC), có thể tích hợp tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ. Vì đáp ứng chính xác và nhanh chóng nên các transistor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như tạo dao động, điều khiển tín hiệu, điều chỉnh điện áp, đóng cắt, khuếch đại,…
Transistor có cấu tạo như thế nào?
Về mặt cấu tạo, tranzito được tạo thành từ hai lớp bán dẫn điện ghép lại với nhau. Transistor được chia ra làm 2 loại là NPN và PNP. Như hình dưới, chúng ta có thể thấy có hai loại bán dẫn điện là loại p và loại n. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được Transistor loại PNP. Còn khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được Tranzito NPN.
Về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau. Cấu tạo Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N, nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận. Cấu trúc này được gọi là Bipolar Junction Transitor (BJT), trong đó, Bipolar nghĩa là hai cực tính, vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích dương và âm.
Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực, lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp, lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B (Base) .[separator]. Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực thu hay cực góp (Collector) viết tắt là C, và cực phát (Emitter) viết tắt là E. Vùng bán dẫn E và C không hoán vị cho nhau được vì có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau dù có cùng loại bán dẫn (loại N hay P).
➤ Cập nhật ngay những thông tin mới nhất về nghề điện tử tại đây
Transistor có công dụng gì?
Transistor dùng để khuếch đại
Ngày nay, transistor bán dẫn có công suất lên đến vài trăm watt và giá cũng rẻ hơn trước. Bộ khuếch đại âm thanh tín hiệu rời rạc đầu tiên chỉ cung cấp vài trăm milliwatts, nhưng công suất âm thanh dần dần gia tăng lên với chất lượng và cấu trúc transistor tốt hơn. Từ tivi, di động thông minh, đài Radio,… hầu hết các sản phẩm đều có bộ khuếch đại xử lý tín hiệu, truyền dẫn vô tuyến, khuếch đại âm thanh, hình ảnh.
Mỗi transistor có thể có nhiều cách mắc khác nhau, tùy thuộc vào chức năng như dùng để khuếch đại dòng, khuếch đại điện áp hay cả hai.
Transistor làm công tắc
Transistor công tắc như một chiếc khóa điện tử để kích hoạt chế độ bật tắt cho các ứng dụng năng lượng cao và thấp. Các thông số quan trọng cho ứng dụng này bao gồm tốc độ chuyển đổi, điện áp xử lý, chuyển mạch hiện tại, đặc trưng bởi thời gian của sườn lên và sườn xuống.
Với những thông tin trên, khái niệm “Transistor là gì?” đã được làm rõ. Cùng với đó, chắc hẳn mọi người cũng đã có thêm kiến thức về cấu tạo cũng như chức năng phổ biến của Transistor là gì. Hy vọng những chia sẻ này của Timviecdientu.com sẽ giúp ích cho bạn!
➤ Xem thêm: Kỹ thuật điện tử là gì? Vai trò và cơ hội phát triển ra sao?
Bài viết liên quan