SCR là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan

29/08/2021 09:37 AM    |    Tìm việc   >  Tổng quan

Với những người mới bắt đầu học lĩnh vực điện tử thì khái niệm SCR là gì chắc hẳn còn khá xa lạ. Vậy để hiểu rõ hơn vè thiết bị này cũng như cấu tạo của nó, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây từ Timviecdientu.com nhé!

SCR là gì?

Khái niệm

SCR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Silicon Controlled Rectifier”, hay còn được gọi là Thyristor, là một linh kiện bán dẫn ba chân có  vai trò như một khóa điện tử có điều khiển. Thyristor được sử dụng rất nhiều trong các bo mạch điện tử điều khiển.

Một thyristor sẽ có 3 chân lần lượt là Anot, Katot và cực điều khiển G. Trong đó Thyristor chỉ cho phép dẫn điện từ Anot sang Katot khi cho một dòng điện kích thích vào chân G.

Tìm hiểu định nghĩa của Thyristor - SCR là gì?

Tìm hiểu định nghĩa của Thyristor – SCR là gì?

Đọc thêm: Tạo CV online chuyên nghiệp, thu hút nhà tuyển dụng ngay từ giây đầu tiên

Đặc tính

  • Làm mát hai mặt
  • Cổng khuếch đại
  • Quá trình khuếch tán hoàn toàn, gói gốm kiểu viên nang

Ứng dụng của SCR

  • Hoạt động và phản ứng ngược
  • Công tắc AC DC, chỉnh lưu pha điều khiển
  • Điều khiển động cơ DC và AC, bộ chỉnh lưu được điều khiển
  • Truyền tải điện cao

Thyristor chủ yếu được sử dụng ở những ứng dụng yêu cầu điện áp và dòng điện lớn, và thường được sử dụng để điều khiển dòng điện xoay chiều AC (Alternating current), vì sự thay đổi cực tính của dòng điện khiến thiết bị có thể đóng một cách tự động(được biết như là quá trình Zero Cross-quá trình đóng cắt đầu ra tại lân cận điểm 0 của điện áp hình sin).

Cấu tạo của SCR

Thyristor có thể xem như  tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP ghép lại như hình vẽ sau:

SCR (Thyristor) là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan 1

Cấu tạo một SCR thường gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại với nhau

Thyristor gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân:

  • G : Gate : cực khiển (cực cổng)
  • K : Cathode : cực âm
  • A : anode : cực dương

Khi dòng điện cung cấp cho cực G càng lớn thì áp ngập càng nhỏ tức Thyristor càng dễ dẫn điện.

► Tham khảo các kênh tuyển dụng miễn phí giúp doanh nghiệp tìm ứng viên

Các thông số kỹ thuật liên quan

Thời gian tắt

Theo nguyên lý Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn điện sau khi được kích. Muốn Thyristor đang ở trạng thái dẫn chuyển sang trạng thái ngưng thì phải cho IG = 0 và cho điện áp VAK = 0. để Thyristor có thể tắt được thì thời gian cho VAK = OV phải đủ dài, nếu không VAK tăng lên cao lại ngay thì Thyristor sẽ dẫn điện trở lại. Thời gian tắt của Thyristor khoảng vài chục micrô giây.

Thời gian mở Thyristor

Là thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để Thyristor có thể chuyển từ trạng thái ngưng sang trạng thái dẫn, thời gian mở khoảng vài micrô giây.

SCR (Thyristor) là gì? Các thông số kỹ thuật liên quan

Xác định về 5 thông số kỹ thuật liên quan SCR cần biết

Dòng điện kích cực tiểu: IGmin

Để Thyristor có thể dẫn điện trong trường hợp điện áp VAK thấp thì phải có dòng điện kích cho cực G của Thyristor. Dòng IGmin là trị số dòng kích nhỏ nhất đủ để điều khiển Thyristor dẫn điện và dòng IGmin có trị số lớn hay nhỏ tùy thuộc công suất của Thyristor, nếu Thyristor có công suất càng lớn thì IGmin phải càng lớn. Thông thường IGmin từ 1mA đến vài chục mA.

Điện áp ngược cực đại

Đây là điện áp ngược lớn nhất có thể đặt giữa A và K mà Thyristor chưa bị đánh thủng, nếu vượt qua trị số này Thyristor sẽ bị phá hủy. Điện áp ngược cực đại của Thyristor thường khoảng 100V đến 1000V.

Dòng điện thuận cực đại

Đây là trị số lớn nhất dòng điện qua mà Thyristor có thể chịu đựng liên tục, quá trị số này Thyristor bị hư. Khi Thyristor đã dẫn điện VAK khoảng 0,7V nên dòng điện thuận qua có thể tính theo công thức:

thong so ky thuat thyristor

Vậy là thông qua những kiến thức mà Timviecdientu.com cung cấp trên đây, chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi “SCR (Thyristor) là gì?” để nắm rõ khái niệm cũng như các đặc trưng, ứng dụng, cấu tạo và cả thông số liên quan tới SCR cơ bản nhất. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Bài viết liên quan

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là những vật dụng rất gần gũi và quan thuộc trong mỗi gia đình. Cùng Timviecdientu.com...

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

Là linh kiện không thể thiếu trong hầu hết các bo mạch điện tử hiện nay nhưng không phải ai...

Chất cách điện là gì? Tìm hiểu 3 loại vật liệu cách điện phổ biến

Chất cách điện là gì? Tìm hiểu 3 loại vật liệu cách điện phổ biến

Chất cách điện là gì? Có những loại vật liệu cách điện nào thường được ứng dụng trong đời sống?...

Bài mới nhất

Dòng Rò là Gì? Khám Phá Ý Nghĩa và Ứng Dụng của Dòng Rò

Trong lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật, thuật ngữ “dòng rò” thường được sử dụng để chỉ một hiện…

Dòng Điện Trong Chất Bán Dẫn: Nguyên Lý Hoạt Động và Ứng Dụng

Trong lĩnh vực điện tử và kỹ thuật, dòng điện trong chất bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong…

Bảo Dưỡng là Gì? 3 Phương Pháp Bảo Dưỡng Phổ Biến

Bảo dưỡng là một khái niệm quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động hiệu quả của thiết bị…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.