Nguồn xung là gì? Nguyên lý hoạt động của nguồn xung
Nguồn xung là bảng mạch điện tử được ứng dụng nhiều trong các thiết bị điện tử, gia dụng như nồi cơm điện, lò vi sóng, bếp từ,… Tuy được ứng dụng khá nhiều nhưng với nhiều người không am hiểu về lĩnh vực điện tử thì chắc hẳn vẫn chưa biết nguồn xung là gì và tác dụng của nó. Cùng tìm hiểu về linh kiện với bài viết dưới đây của Timviecdientu.com nhé!
- Công suất phản kháng là gì? Vì sao cần bù công suất phản kháng
- Công tơ điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị này
Nguồn xung là gì?
Nguồn xung là một bộ nguồn được lắp ráp với mục đích chuyển đổi dòng điện từ xoay chiều thành một chiều trong các thiết bị điện. Mạch nguồn xung hoạt động dựa trên chế độ dao động xung giữa mạch điện tử và biến áp.
Nguồn xung được sử dụng như một giải pháp tối ưu và hiệu quả, thay thế những nguồn tuyến tính cổ điển trước đây rất cồng kềnh và tốn kém.
Cấu tạo của nguồn xung
Bản chất của nguồn điện xung là một mạch điện tử gồm nhiều linh kiện với vai trò khác nhau đảm bảo cho nguồn xung hoạt động. Một số linh kiện cơ bản có trong nguồn xung bao gồm:
Biến áp xung: Đây là linh kiện quan trọng nhất của toàn bộ bảng mạch. Nó được cấu tạo giống với các biến áp thông thường bao gồm các cuộn dây có lõi từ. Nhưng khác ở điểm trong biến áp xung các lõi dây sử dụng ferit thay vì lõi thép kỹ thuật điện như biến áp thông thường. Sự cải tiến này ở biến áp xung giúp cho nó có công suất hoạt động cao hơn biến áp thông thường rất nhiều. Ngoài ra linh kiện này có khả năng hoạt động ổn định ở dải tần cao mà không gặp các vấn đề.
Cầu chì: Nhiệm vụ quan trọng nhất của cầu chì là bảo vệ mạch điện. Linh kiện này giúp ổn định và bảo vệ mạch nguồn khỏi các sự cố.
Cuộn chống nhiễu, tụ lọc sơ cấp, diode chỉnh lưu: Các linh kiện này có vai trò biến đổi điện áp, giúp biến đổi dòng điện hai chiều thành dòng điện một chiều.
Sò công suất có vai trò như một công tắc chuyển mạch và có nhiệm vụ đóng, mở điện từ cực dương của tụ lọc sơ cấp tới cuộn dây sơ cấp của biến áp xung.
Tụ lọc nguồn thứ cấp: Nhiệm vụ chính của tụ là nơi tích trữ năng lượng điện tạo ra từ cuộn thứ cấp của biến áp và dẫn nó tới tải để tiêu thụ. Khi dòng điện từ cuộn sơ cấp của biến áp liên tục bị sò công suất cắt điện sẽ xuất hiện từ trường biến thiên. Từ trường được sinh ra khiến xuất hiện một dòng điện áp ở cuộn thứ cấp của biến áp. Sau khi qua chỉnh lưu của một vài diode, điện áp sẽ được dễ dẫn tới tụ lọc thứ cấp để ổn định lại điện áp.
IC quang và IC TL431: Hai linh kiện này có vai trò tạo ra điện áp ổn định nhằm đảm bảo điện áp được sinh ra ở cuộn thứ cấp ổn định như mong muốn.
► Tham khảo: IC là gì? Cách phân loại và vai trò của IC trong thực tế
Nguyên lý hoạt động của nguồn xung
Nguồn điện xoay chiều sẽ được chạy qua các cuộn lọc nhiễu. Lúc này dòng điện xuay chiều có điện áp khoảng 80-220V sẽ được chỉnh lưu xuống còn khoảng 130-300V. Dòng điện sau khi qua lọc được đưa tới tụ lọc nguồn sơ cấp và là nguồn tích năng lượng cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung.
Tiếp đến biến áp xung đưa các xung cao tần từ cuộn dây sơ cấp tới cụm các linh kiện bán dẫn như transistor, mosfer và IGBT,…Bộ tạo xung hoặc các mạch dao động điện tử sẽ tạo ra các xung điện.
Cuối cùng cuộn dây thứ cấp nhờ mạch chỉnh lưu tạo ra dòng điện một chiều cấp điện cho tải tiêu thụ. Điện áp ở mức nhất định và thường có giá trị 3.3V, 5V, 9V, 12V,15V,18V, 24V. Những tín hiệu điện áp này sẽ được mạch hồi tiếp nhận và chuyển tới bộ tạo xung động để đưa ra tần số doa động tương ứng giúp điện áp được như mong muốn.
Trên đây là một số kiến thức liên quan đến khái niệm “nguồn xung là gì?”, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của mạch nguồn xung. Hi vọng thông qua bài viết bạn cũng đã nắm được một số thông tin liên quan đến linh kiện điện tử này. Xem thêm những kiến thức đào tạo điện tử hay trên website của chúng mình nhé!
► Tham khảo cách đăng bài tuyển dụng hay cho nhà tuyển dụng tìm ứng viên
Bài viết liên quan