Cầu chì là gì? Tìm hiểu về các loại cầu chì và công dụng của nó
Để đảm bảo sinh hoạt an toàn về điện, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “cầu chì là gì?” cũng như các công dụng cần thiết nó đem lại khi sử dụng điện.
- Điện trở là gì? Đặc điểm và phương pháp phân loại cụ thể?
- Cường độ dòng điện là gì? Tìm hiểu công cụ và cách đo lường chuẩn
Cầu chì là gì?
Cầu chì là một phần tử hay thiết bị được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ, qua đó bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện.
Đây là một phát minh vô cùng hữu ích của Thomas Edison với cấu tạo chung là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện,…
Các thành phần còn lại bao gồm: nắp cầu chì, các chấu mắc, hộp giữ cầu chì, v.v… được thay đổi tùy thuộc vào mục đích thẩm mỹ cũng như từng loại cầu chì khác nhau.
Có một số thông số cơ bản của cầu chì mà chúng ta cần quan tâm:
- Chênh lệch nhiệt độ môi trường: giảm ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường tới hoạt động của cầu chì
- Điện thả: khả năng thích nghi với các môi trường hoạt động khác nhau,thông số này không quan trọng với cầu chì truyền thống nhưng khá quan trọng với cầu chì bằng chất dẻo có khả năng tự động nối lại mạch sau khi đứt
- Xếp hạng điện áp
- Năng lực bẻ gãy
- I2 t: Thước đo khả năng bảo vệ hiệu quả các hư hỏng mạch điện của cầu chì
- Tốc độ: cầu chì có thể ngắt ngay khi quá tải hoặc nhanh chậm một khoảng thời gian ngắn định trước theo thông số này
- N: Giới hạn mà cầu chì không tự ngắt mạch điện
➤ Xem đầy đủ những kiến thức tổng quan về nghề điện tử tại đây
Các cách phân loại cầu chì
Về cơ bản, dựa theo nhiệm vụ của cầu chì thì chúng có thể chia thành hai dạng cơ bản:
- Cầu chì loại a: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng bảo vệ duy nhất trạng thái ngắn mạch trên tải
- Cầu chì loại g: Cầu chì dạng này chỉ có khả năng ngắt mạch, khi có sự cố hay quá tải hay ngắn mạch xảy ra trên phụ tải.
Về chức năng và đặc tính sử dụng, việc phân loại cầu chì có rất nhiều cách khác nhau có thể được sử dụng như là:
- Theo số lần sử dụng: cầu chì sử dụng một lần, cầu chì có thể thay dây, cầu chì có thể tự nối mạch điện.
- Theo đặc điểm: cầu chì sứ, cầu chì ống, cầu chì hộp, cầu chỉ nổ, cầu chì tự rơi,…
- Theo cấu tạo: cầu chì loại hở, loại vặn, loại hộp và cầu chì ống
- Theo môi trường hoạt động: cầu chì cao áp, hạ áp, cầu chì nhiệt
Công dụng thực tiễn của cầu chì
Cầu chì được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện gia dụng, các đường dây tải điện hiện nay là do công dụng tự cắt nguồn điện mỗi khi xảy ra tình huống không may dây đường điện bị hỏng hoặc do nguồn điện quá lớn. Trong trường hợp đó, nếu đường điện được lắp dây cầu chì nếu , dây cầu chì sẽ nóng chảy trước tiên rồi cắt nguồn.
Đó là lý do dây cầu chì được tạo thành từ rất nhiều kim loại nóng chảy, đặc điểm lớn nhất của nó là dễ nóng chảy hơn bất kỳ một kim loại nào.
Vì thế mà tránh các tai nạn về điện, đảm bảo an toàn cho con người, đường dây điện sẽ tránh bị chập mạch, hỏng hóc, thiết bị điện được bảo vệ tốt hơn.
Cũng chính vì nguyên lý hoạt động của cầu chì mà khi cầu chì bị cháy, hay còn gọi là bị đứt, người dùng không nên vì tiếc rẻ mà thay dây cầu chì bị đứt bằng các loại dây dẫn điện khác như kẽm, đồng, thiếc…, mà cần nhanh chóng thay cầu chì mới. Nếu các nguyên liệu thay thế khó nóng chảy thì nguy cơ gây cháy nổ bất ngờ là rất lớn, cực kỳ nguy hiểm cho người sử dụng.
Với những chia sẻ trên đây của Timviecdientu.com, khi đã nắm được khái niệm “cầu chì là gì?” và công dụng của chúng, hy vọng mọi người sẽ chú ý an toàn tốt hơn trong quá trình sử dụng điện của gia đình và doanh nghiệp.
Bài viết liên quan