Dòng điện là gì? Cách xác định chiều và cường độ của dòng điện

01/07/2021 09:39 AM    |    Tìm việc   >  Tổng quan

Dòng điện là gì? Cường độ của dòng điện là gì? Xác định chiều dòng điện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các khái niệm cơ bản này qua bài viết sau đây.

Dòng điện là gì?

Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly. Trong trường hợp plasma thì cả ion và electron đều đóng vai trò này.

Dòng điện thường được ký hiệu bằng ký hiệu I. Định luật Ohm, liên quan đến dòng điện chạy qua một dây dẫn đến điện áp V và điện trở R; đó là, V = IR. Một tuyên bố khác của luật Ohm, là I = V / R.

Nói cách khác thì định nghĩa dòng điện là sự chuyển dời theo một hướng xác định của các điện tích. Điện tích ở đây bao gồm các điện tích âm và điện tích dương.

Khi các electron rời khỏi nguyên tử để trở thành các e tự do sẽ dịch chuyển từ nguyên tử này sang một nguyên tử khác. Và khi được đặt trong điện trường, các điện tích này sẽ chuyển động theo một hướng nhất định và tạo thành dòng điện.

Tìm hiểu định nghĩa Dòng điện là gì?

Tìm hiểu định nghĩa Dòng điện là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn tải mẫu CV xin việc đẹp, đơn giản, hoàn chỉnh

Cường độ dòng điện là gì?

Sau khi nắm được khái niệm dòng điện, chúng ta cũng cần biết một khái niệm liên quan, chính là cường độ dòng điện.

Cường độ dòng điện là chỉ số cho biết độ mạnh yếu của một dòng điện, được đo bằng Ampe kế. Mỗi một nguồn điện sẽ có một cường độ dòng điện khác nhau. Đơn vị là Ampe (kí hiệu: A).

Theo công thức tính cường độ dòng điện thì:

I = Q/t = (q1+q2+q3+…+qn)/t

Công thức tính cường độ dòng điện trung bình:

Itb=ΔQ/Δt

Trong đó:

  • Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây).
  • ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb).
  • Itb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe).

Với Ampe kế là một dụng cụ chuyên dụng để đo độ lớn cường độ dòng điện, chỉ số của ampe kế càng lớn thì dòng điện càng mạnh và ngược lại.

Ampe kế tính cường độ dòng điện.

Ampe kế tính cường độ dòng điện.

Chiều của dòng điện

Theo định nghĩa dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt mang điện tích, chúng ta sẽ xác định được cực dương và cực âm theo chiều của chúng. Có quy ước rằng: Hướng hiện tại là theo nơi mà một điện tích dương sẽ di chuyển, chứ không phải là một điện tích âm.

Vì vậy, nếu các electron thực hiện chuyển động thực tế trong một tế bào theo một chiều nhất định, thì dòng điện chạy theo hướng ngược lại. Dòng điện chạy ngược chiều với các hạt mang điện tích âm, chẳng hạn như electron trong kim loại. Dòng điện chạy cùng chiều với chất mang điện tích dương, ví dụ, khi các ion dương hoặc proton mang điện tích.

➤ Tìm hiểu những thông tin tổng quan về nghề điện tử tại đây

Dòng điện có đem lại nguy hại gì?

Nguy cơ về điện giật

Có thể nói dòng điện đi qua cơ thể con người phần lớn đều không tốt. Tùy vào cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chúng ta, cũng như cách thức tiếp xúc với dòng điện, mức độ nguy hại sẽ thay đổi tương ứng. Cường độ càng lớn thì các hiện tượng, hệ lụy về sức khỏe càng nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn tới chết người.

Nguy cơ giật điện khi tiếp xúc sai cách.

Nguy cơ giật điện khi tiếp xúc sai cách.

Các mức độ nguy hiểm khi bị điện giật 

Xếp theo mức độ từ nặng đến nhẹ, chúng ta có thể đưa ra một số trường hợp nguy hiểm sau đây:

  • 10 A: Đây là mức nguy hiểm có thể dẫn đến chết người trong thời gian ngắn. Chính vì thế các cầu chì hay các câu giao chống giật trong gia đình thường được thiết kế theo mức 10A để đảm bảo an toàn.
  • 1 – 4 A: Khi ở mức này tim chúng ta sẽ bị loạn nhịp dẫn đến việc lưu thông máu bị rối loạn.
  • 50 – 150 mA: mức này có thể gây chết người thông qua các tác động phân hủy cơ và suy thận.
  • 5 mA: sẽ gây cho chúng ta cảm giác bị giật nhẹ.
  • 1 mA: Sẽ gây ra cảm giác đau nhói tại chỗ tiếp xúc với dòng điện.

Với những thông tin trên đây, Timviecdientu.com hy vọng mọi người đã có thể trả lời câu hỏi “Dòng điện là gì?” và nắm được một số khái niệm liên quan.

► Xem thêm: Mạch điện tử là gì? Có những loại mạch điện tử nào?

Tags:

Bài viết liên quan

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là những vật dụng rất gần gũi và quan thuộc trong mỗi gia đình. Cùng Timviecdientu.com...

SCR là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan

SCR là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan

Với những người mới bắt đầu học lĩnh vực điện tử thì khái niệm SCR là gì chắc hẳn còn...

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

Là linh kiện không thể thiếu trong hầu hết các bo mạch điện tử hiện nay nhưng không phải ai...

Bài mới nhất

Giám Sát Cơ Điện: Vai Trò, Quy Trình và Ý Nghĩa Trong Công Nghiệp

Trong ngành công nghiệp, việc giám sát cơ điện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động…

Mạch Đảo là gì? Vai Trò của Mạch Đảo Trong Lĩnh Vực Điện tử

Trong lĩnh vực kỹ thuật – điện – điện tử, “mạch đảo” là một thuật ngữ phổ biến nhưng không…

Hướng dẫn cách Sử Dụng Bảng Đổi Đơn Vị Vật Lý Hiệu Quả

Bảng đổi đơn vị vật lý là một công cụ quan trọng trong việc chuyển đổi giữa các đơn vị…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.