Transistor là gì? Cấu tạo và chức năng hoạt động của Transistor?

25/05/2020 09:04 AM    |    Tìm việc   >  Tổng quan

Transistor là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm cũng như cấu tạo, các chức năng của một Transistor trong điện tử nhé.

Transistor là gì?

Transistor hay tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.

Tên gọi transistor có ý nghĩa rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở, nó được John R. Pierce đặt năm 1948 sau khi linh kiện này ra đời, là từ ghép trong Tiếng Anh của “Transfer” và “resistor” tức là điện trở chuyển đổi.

Transistor cũng được kết hợp thành mạch tích hợp (IC), có thể tích hợp tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ. Vì đáp ứng chính xác và nhanh chóng nên các transistor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như  tạo dao động, điều khiển tín hiệu, điều chỉnh điện áp, đóng cắt,  khuếch đại,…

Tìm hiểu khái niệm Transistor là gì?

Tìm hiểu khái niệm Transistor là gì?

Transistor có cấu tạo như thế nào?

Về mặt cấu tạo, tranzito được tạo thành từ hai lớp bán dẫn điện ghép lại với nhau. Transistor được chia ra làm 2 loại là NPN và PNP. Như hình dưới, chúng ta có thể thấy có hai loại bán dẫn điện là loại p và loại n. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được Transistor loại PNP. Còn khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được Tranzito NPN.

Về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau.  Cấu tạo Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N, nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận. Cấu trúc này được gọi là Bipolar Junction Transitor (BJT), trong đó, Bipolar nghĩa là hai cực tính, vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích dương và âm.

Cấu tạo Transistor không hề đơn giản

Cấu tạo Transistor không hề đơn giản

Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực, lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp, lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B (Base) .[separator]. Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực thu hay cực góp (Collector) viết tắt là C, và cực phát (Emitter) viết tắt là E. Vùng bán dẫn E và C không hoán vị cho nhau được vì có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau dù có cùng loại bán dẫn (loại N hay P).

➤ Cập nhật ngay những thông tin mới nhất về nghề điện tử tại đây

Transistor có công dụng gì?

Transistor dùng để khuếch đại

Ngày nay, transistor bán dẫn có công suất lên đến vài trăm watt và giá cũng rẻ hơn trước. Bộ khuếch đại âm thanh tín hiệu rời rạc đầu tiên chỉ cung cấp vài trăm milliwatts, nhưng công suất âm thanh dần dần gia tăng lên với chất lượng và cấu trúc transistor tốt hơn. Từ tivi, di động thông minh, đài Radio,… hầu hết các sản phẩm đều có bộ  khuếch đại xử lý tín hiệu, truyền dẫn vô tuyến, khuếch đại âm thanh, hình ảnh.

Mỗi transistor có thể có nhiều cách mắc khác nhau, tùy thuộc vào chức năng như dùng để khuếch đại dòng, khuếch đại điện áp hay cả hai.

Transistor có khả năng khuếch đại hoặc đóng mở tùy vào cấu trúc

Transistor có khả năng khuếch đại hoặc đóng mở tùy vào cấu trúc

Transistor làm công tắc

Transistor công tắc như một chiếc khóa điện tử để kích hoạt chế độ bật tắt cho các ứng dụng năng lượng cao và thấp. Các thông số quan trọng cho ứng dụng này bao gồm tốc độ chuyển đổi, điện áp xử lý, chuyển mạch hiện tại, đặc trưng bởi thời gian của sườn lên và sườn xuống.

Với những thông tin trên, khái niệm “Transistor là gì?” đã được làm rõ. Cùng với đó, chắc hẳn mọi người cũng đã có thêm kiến thức về cấu tạo cũng như chức năng phổ biến của Transistor là gì. Hy vọng những chia sẻ này của Timviecdientu.com sẽ giúp ích cho bạn!

➤ Xem thêm: Kỹ thuật điện tử là gì? Vai trò và cơ hội phát triển ra sao?

Bài viết liên quan

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là những vật dụng rất gần gũi và quan thuộc trong mỗi gia đình. Cùng Timviecdientu.com...

SCR là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan

SCR là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan

Với những người mới bắt đầu học lĩnh vực điện tử thì khái niệm SCR là gì chắc hẳn còn...

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

Là linh kiện không thể thiếu trong hầu hết các bo mạch điện tử hiện nay nhưng không phải ai...

Bài mới nhất

Giám Sát Cơ Điện: Vai Trò, Quy Trình và Ý Nghĩa Trong Công Nghiệp

Trong ngành công nghiệp, việc giám sát cơ điện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động…

Mạch Đảo là gì? Vai Trò của Mạch Đảo Trong Lĩnh Vực Điện tử

Trong lĩnh vực kỹ thuật – điện – điện tử, “mạch đảo” là một thuật ngữ phổ biến nhưng không…

Hướng dẫn cách Sử Dụng Bảng Đổi Đơn Vị Vật Lý Hiệu Quả

Bảng đổi đơn vị vật lý là một công cụ quan trọng trong việc chuyển đổi giữa các đơn vị…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.