Hướng dẫn bảo dưỡng máy phát điện đúng cách
Máy phát điện là một thiết bị quan trọng hỗ trợ đời sống của người dân. Để tăng tuổi thọ của máy phát điện, đảm bảo cho máy hoạt động trơn chu không gặp sự cố cần có sự theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ. Vậy quy trình bảo dưỡng máy phát điện được tiến hành ra sao? Cùng tìm hiểu với bài viết của này nhé!
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều 3 pha
- Scada là gì? Ứng dụng của hệ thống này trong đời sống
Vì sao cần tiến hành bảo dưỡng máy phát điện định kỳ?
Máy phát điện ngày càng trở nên quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nó nắm giữ vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện, ngoài chức năng phát điện nó còn giúp hiệu chỉnh điện áp và chỉnh lưu. Sau một thời gian hoạt động máy cần bảo dưỡng định kỳ để có thể đảm bảo hoạt động tốt. Một số nguyên nhân bạn cần bảo dưỡng máy phát điện thường xuyên:
- Bảo trì máy phát điện định kỳ có thể giúp cho máy hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ động cơ. Kịp thời phát hiện và xử lý các hư hỏng nhỏ tránh tạo ra những lỗi hỏng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến việc vận hành.
- Bạn cũng sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, vận hành, chi phí sửa chữa khi bảo dưỡng máy phát điện định kỳ. Khi máy hoạt động ổn định thì các hệ thống lọc dầu và thông gió sẽ vận hành có hiệu quả hơn, máy sẽ không tốn quá nhiều nhiên liệu để bù đắp.
- Bảo trì máy phát điện thường xuyên còn giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trong hoạt động sản xuất nhờ hạn chế lỗi xảy ra. Từ đó giúp tăng năng suất sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của thị trường, tăng doanh thu cho cơ sở sản xuất. Điều quan trọng nhất là khi gặp sự cố mất điện việc sản xuất cũng sẽ không bị trì trệ, ảnh hưởng đến quy trình và chất lượng sản phẩm.
► Tham khảo: trang tuyển dụng miễn phí giúp các doanh nghiệp tiếp cận ứng viên hiệu quả.
Các bộ phận của máy phát điện cần tiến hành bảo dưỡng
Động cơ
Động cơ là bộ phận quan trọng trong máy phát điện. Vì vậy người dùng cần phải theo dõi chặt chẽ thường xuyên để đảm bảo không có sự cố nào gây nguy hiểm trong quá trình vận hành máy.
Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn trong máy phát điện bao gồm đầu động cơ và bộ lọc dầu cũng cần được chú ý. Bạn nên tự kiểm tra mức dầu cũng như chất lượng dầu trong máy thường xuyên. Nếu bạn có kỹ thuật thay dầu không làm ảnh hưởng đến môi trường, bạn có thể tự thay dầu và thay bộ lọc dầu.
Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát có chức năng làm mát các bộ phận trong máy phát điện, tránh trường hợp cháy nổ do quá nhiệt. Để kiểm tra bộ phận này, bạn tháo nắp và xem xét bộ tản nhiệt, làm sạch bụi bặm bám bên ngoài, loại bỏ các vật cản. Nếu bụi bám quá dày thì dùng khí nén áp lực thấp hoặc nước để tiến hành làm sạch.
Hệ thống nhiên liệu
Nhiên liệu trong máy sẽ bị nhiễm bẩn và ăn mòn sau khoảng 1 năm sử dụng. Vì vậy bạn nên sử dụng hết nhiên liệu trước khi chúng hết thời hạn, bị xuống cấp và phải thải ra môi trường. Bạn nên đem đi đánh bóng, làm sạch nhiên liệu đầy đủ trong khoảng 3-6 tháng dù máy không hoạt động để đảm bảo máy luôn có thể hoạt động trơn tru, đề phòng trường hợp cần sử dụng gấp.
► Thông tin tuyển dụng mới nhất dành cho ứng viên đang tìm kiếm việc làm Bình Dương
Hệ thống điện
Ắc quy yếu hoặc hết điện là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến khiến cho máy phát điện không hoạt động. Vì vậy để máy phát điện của mình có thể hoạt động hiệu quả cần kiểm tra thường xuyên, thay thế khi có hiện tượng ăn mòn và sạc đầy ắc quy cho máy.
Hệ thống xả
Hệ thống xả trong máy có tác dụng xử lý khí thải thoát ra khi máy hoạt động. Bạn cần chú ý theo dõi kỹ các đường ống xả, mối nối, mối hàn, miếng đệm xem các bộ phận này có rò rỉ và làm ảnh hưởng đến môi trường hay không.
Các bộ phận khác cũng cần được bạn kiểm tra để đảm bảo không bị mối mọt hay chuột làm ổ gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện
Hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nhiên liệu
- Xả cặn lọc dầu
- Vệ sinh sạch sẽ ống thông hơi, ống dẫn nhiên liệu
- Kiểm tra ống dẫn nhiên liệu, khớp nối
- Xem xét thay mới lọc nhiên liệu thô và lọc nhiên liệu tinh
Hệ thống bôi trơn
- Theo dõi mức nhớt động cơ và chất lượng, độ sạch của dầu nhớt
- Kiểm tra rò rỉ nhớt
- Sau 3 tháng thì nên thay mới lọc nhớt thô và lọc nhớ tinh. Thay mới dầu nhớt động cơ.
Hệ thống làm mát
- Kiểm tra tình trạng rò rỉ nước làm mát, tình trạng hoạt động của bộ tản nhiệt
- Kiểm tra ổ quay cánh quạt, puli dẫn động và bơm nước
- Sau 3 tháng nên thay mới lọc nước
- Lau sạch bụi bám ở cánh quạt
► Tuyển dụng việc làm tại nhà được cập nhật liên tục trên Timviec.com.vn. Khám phá ngay!
Hệ thống khí nạp và khí xả
- Kiểm tra ống và khớp nối
- Vệ sinh sạch ống thông hơi buồng nhớt máy
- Thay lọc gió (nếu cần)
Phần liên kết với động cơ
- Kiểm tra tiếng ồn, tiếng động phát ra khi vận hành
- Kiểm tra, vặn chặt lại các ốc, bulong của máy, ống xả, tủ điện…
Hệ thống điện
- Kiểm tra bộ sạc ắc quy, mức dung dịch điện môi và tỷ trọng cho ắc quy
- Kiểm tra mức nước và bổ sung thêm nước cho ắc quy (nếu cần)
- Xem xét và siết chặt các đầu cực của bình ắc quy
Vệ sinh và vận hành thử
- Bạn nên lau lớp bụi bẩn bên ngoài bằng khăn mềm, tránh để xước sơn của máy.
- Bảo trì xong thì nên thử vận hành máy phát điện để kiểm tra xem lỗi đã được sửa chữa xong chưa.
Một số lưu ý khi bảo dưỡng máy phát điện
Một số điều bạn cần lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng máy phát điện để thiết bị này được hoạt động một cách tốt nhất:
- Sau 50 giờ vận hành chạy thử máy lần đầu tiên, bạn phải xả và thay nhớt động cơ của máy phát điện.
- Bạn nên chú ý duy trì thời gian vận hành không tải ở mức thấp nhất. Chỉ để máy vận hành thời gian dài trong trường hợp thật sự cần thiết.
- Cho dù không sử dụng cũng nên vận hành máy hoạt động tối thiểu ba tháng một lần trong thời gian 30 phút với tải máy phát từ khoảng 30% công suất định mức của máy để động cơ đạt đến nhiệt độ vận hành bình thường. Việc này còn giúp động cơ được bôi trơn, ngăn chặn quá trình oxy hóa tại các tiếp điểm điện.
- Nên thay thế phụ tùng loại chính hãng, có xuất xứ rõ ràng, đầy đủ dịch vụ bảo hành và quan trọng nhất là tương thích với các linh kiện khác trong máy.
Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ sẽ giúp cho thiết bị của bạn hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉ hơn. Vì vậy hãy chú ý đến việc bảo dưỡng thiết bị nhé! Mong thông tin chúng mình cung cấp trên đây hữu ích đối với bạn. Ghé thăm Timviecdientu.com thường xuyên để cập nhật những thông tin việc làm điện tử cũng như kiến thức chuyên ngành hay nhé!
► Những điều ứng viên cần biết trước khi muốn ứng tuyển vào công ty Sendo– doanh nghiệp top đầu ngành thương mại điện tử Việt Nam
Bài viết liên quan