Điện dân dụng là gì? Đâu là tương lai và cơ hội cho lao động?
Điện dân dụng là gì? Làm nghề này có tương lai phát triển hay không? Đâu là cơ hội và điều kiện để lao động tham gia vào nghề? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Điện công nghiệp là gì? Cơ hội, khó khăn và thu nhập của ngành
- Cơ hội việc làm sửa chữa điện tử khi ra trường dành sinh viên
Điện dân dụng là gì?
Điện dân dụng là một ngành gắn liền với sự phát triển điện năng, bao gồm lắp đặt, sản xuất toàn bộ các thiết bị máy móc liên quan đến điện và thiết bị, đồ dùng điện như: Đèn chiếu sáng, quạt, lò vi sóng, ti vi, tủ lạnh,…
Đồng thời nó cũng có thể được lắp đặt phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở của cá nhân với những quy mô nhỏ hoặc lớn.
Nghề điện dân dụng rất đa dạng, đóng vai trò cung cấp điện năng phục vụ đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tương lai và triển vọng của người học điện dân dụng
Điện dân dụng là một trong những nghề có một sức bền với thời gian vì nó phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của xã hội mọi lúc mọi nơi bởi những lý do sau:
- Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.
- Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn miền núi.
- Do sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, nghề càng có nhiều không gian phát triển hơn.
- Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường… để làm công tác về điện.
Do đó, người làm việc trong ngành tuy mức lương không cao ở mọi vị trí nhưng luôn đảm bảo tính ổn định. Đây là sự lựa chọn không hề tồi dành cho những ai muốn đi theo nghề điện tử, kỹ thuật.
Việc làm của người thợ điện dân dụng
Công việc mà thợ điện dân dụng đảm nhận
- Quản lý nghề nghiệp
- Sử dụng dụng cụ đo điện
- Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng
- Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo
- Lắp đặt và bảo trì máy biến áp
- Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng
- Lắp đặt và bảo trì máy phát điện;
- Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha
- Thực hiện các công việc bổ trợ nghề điện
- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động
Phân cấp năng lực
Trước đây, tại Việt Nam chia ra làm 7 bậc thợ để chỉ rõ trình độ của người học tương ứng theo các cấp độ.
- Học sơ cấp nghề, thời gian học dưới một năm sau khi tốt nghiệp là thợ bậc 2/7
- Học trung cấp nghề thì là bậc 3/7
- Học cao đẳng sẽ là bậc 4/7
- Học đại học là bậc 5/7.
- Tham gia các kỳ thi tay nghề hàng năm để được chứng nhận tay nghề kỹ thuật cao sẽ có cơ hội đạt mức tối đa là 7/7.
Yêu cầu công việc
Để làm việc trong nghề điện dân dụng, người lao động phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây:
- Có các kiến thức hiểu biết cơ bản về các cách sử dụng, các kĩ thuật điện và nắm được các kỹ năng đơn giản khi sử dụng nghề điện dân dụng;
- Kỹ năng đo lường, sửa chữa, lắp đặt mạng điện và các thiết bị điện nhanh chóng và hiệu quả nhất;
- Có thái độ nhiệt tình, chăm chỉ, luôn có niềm đam mê và yêu thích công việc, đáp ứng đầy đủ những yếu tố về an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác;
- Có đủ về sức khỏe, không sợ độ cao, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, những bệnh hiểm nghèo, không bị một trong các bệnh sau: lao phổi, yếu tim, bệnh về xương khớp, thần kinh, , điếc, run tay, loạn thị,…
Với những chia sẻ để tìm hiểu điện dân dụng là gì qua bài viết trên, hy vọng người lao động đã nắm rõ những khái niệm và yêu cầu cơ bản khi tham gia vào ngành nghề này.
►► Bạn nên biết: Điện tử điện lạnh là gì? Những điều cần biết về nghề điện lạnh
Bài viết liên quan