SMT là gì? Lý giải tại sao công nghệ SMT được sử dụng phổ biến

15/05/2020 09:21 AM    |    Tìm việc   >  Tổng quan

SMT là gì? Tại sao chúng được ứng dụng nhiều đến thế trong lĩnh vực điện tử? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm cũng như các ưu và nhược điểm của công nghệ này nhé.

SMT là gì?

Khái niệm SMT

SMT là viết tắt của các từ tiếng Anh Surface Mount Technology, có nghĩa là Công nghệ dán bề mặt. Đây là thuật ngữ của chuyên ngành chế tạo điện tử, để chỉ một công nghệ chế tạo các bo mạch.

SMT là công nghệ mới hơn, trong đó các linh kiện được gắp lên (pick up) khỏi các vị trí đặt linh kiện và đặt (place) vào vị trí đúng của nó trên bảng mạch in. Công nghệ dán bề mặt thường được sử dụng riêng lẻ, hoặc kết hợp với công nghệ xuyên lỗ để thiết kế tạo nên một bo mạch hoàn chỉnh và tối ưu hóa trình độ tự động cao, đem tới sự linh động và năng suất cực cao trong việc thay đổi model sản xuất.

"Cùng

Hay nói cách khác, kích thước vật lý của linh kiện ngày càng giảm vì mỗi linh kiện thông thường được cố định trên bề mặt mạch in bằng một diện tích phủ chì rất nhỏ, và ở mặt kia của tấm PCB linh kiện cũng chỉ được cố định bằng một chấm kem hàn tương tự. Công nghệ SMT có mức độ tự động hóa cao, không đòi hỏi nhiều nhân công, và đặc biệt làm tăng công suất sản xuất.

Thiết bị SMT

Các thành phần gắn trên bề mặt khác với các đối tác chì của chúng. Thay vì được thiết kế để nối giữa hai điểm, các thành phần của SMT được thiết kế để đặt xuống trên một bảng và hàn vào nó. Có nhiều kiểu gói khác nhau cho các loại thành phần khác nhau.

Nói chung, các kiểu gói có thể được gắn vào ba loại:

  • Mạch tích hợp
  • Các bóng bán dẫn và điốt
  • SMD thụ động

➤ Thông tin tổng quan về nghề điện tử, mời bạn tham khảo tại đây

Công nghệ SMT có đặc điểm gì?

SMT được ứng dụng nhiều vì những đặc điểm gì?

SMT được ứng dụng nhiều vì những đặc điểm gì?

Ưu điểm của SMT

Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng công nghệ SMT lại được sử dụng vô cùng phổ biến, gần như thay thế hoàn toàn các công nghệ cũ trong cùng lĩnh vực vì nó sở hữu rất nhiều ưu điểm đặc thù như sau:

  • Các hiệu ứng cao tần (RF) không mong muốn ít xảy ra hơn khi sử dụng công nghệ SMT so với các linh kiện cho dùng công nghệ hàn chì, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dự đoán các đặc tuyến của linh kiện.
  • Giá linh kiện cho công nghệ SMT thường rẻ hơn giá linh kiện cho công nghệ xuyên lỗ
  • Tính năng chịu bền bỉ hơn trong điều kiện bị va đập và rung lắc
  • Làm giảm trở và kháng của lớp chì tiếp xúc (làm tăng hiệu năng của các linh kiện cao tần)
  • Có thể gắn linh kiện lên trên hai mặt của bo mạch
  • Những lỗi nhỏ gặp phải trong quá trình đóng gói được hiệu chỉnh tự động (sức căng bề mặt của kem hàn nóng chảy làm lệch vị trí của linh kiện ra khỏi vị trí của chân hàn trên bo mạch)
  • Quá trình lắp ráp đơn giản hơn
  • Cần phải tạo ra rất ít lỗ trong quá trình chế tạo PCB
  • Linh kiện nhỏ hơn
Quá trình nghiên cứu và triển khai SMT gây chi phí cao.

Quá trình nghiên cứu và triển khai SMT tạo ra chi phí cao.

Những điều công nghệ SMT cần khắc phục

Tuy công nghệ đóng gói xuyên lỗ đang dần bị thay thế bởi công nghệ SMT mới ra đời, nhưng điều này không có nghĩa là SMT hoàn toàn lý tưởng. Những điểm cần phải khắc phục ở công nghệ này là quá trình công nghệ chế tạo SMT công phu hơn nhiều so với việc sử dụng công nghệ đóng gói xuyên lỗ, đầu tư ban đầu tương đối lớn và tốn thời gian trong việc lắp đặt hệ thống.

Do độ phân giải của các linh kiện trên bo là rất cao nhưng kích thước linh kiện rất nhỏ  nên việc nghiên cứu, triển khai công nghệ này một cách thủ công sẽ làm cho tỷ lệ sai hỏng tương đối lớn và tạo ra phí tổn khá lớn.

Qua những chia sẻ của Timviecdientu.com về khái niệm “công nghệ smt có nghĩa là gì?”, người đọc sẽ có thêm hiểu biết rõ ràng hơn về công nghệ dán bề mặt trong lĩnh vực điện tử.

➡️ Bài viết liên quan: EMG là gì? Tại sao cần thực hiện EMG và những điều cần chuẩn bị

Bài viết liên quan

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?

Thiết bị điện tử là những vật dụng rất gần gũi và quan thuộc trong mỗi gia đình. Cùng Timviecdientu.com...

SCR là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan

SCR là gì? Cấu tạo đặc trưng và các thông số liên quan

Với những người mới bắt đầu học lĩnh vực điện tử thì khái niệm SCR là gì chắc hẳn còn...

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

TRIAC là gì? Phân loại, nguyên lý làm việc và ứng dụng của TRIAC

Là linh kiện không thể thiếu trong hầu hết các bo mạch điện tử hiện nay nhưng không phải ai...

Bài mới nhất

Kỹ Sư Bán Dẫn: Cơ Hội Nghề Nghiệp Tại Hà Nội Và Cách Viết CV…

Ngành bán dẫn là một trong những lĩnh vực cốt lõi của công nghệ cao, đóng vai trò quan trọng…

Công Việc Nhân Viên Điện Lạnh: Cơ Hội Việc Làm Tại Nha Trang Và Cách…

Nhân viên điện lạnh là một công việc ngày càng phổ biến và có nhu cầu cao trong các lĩnh…

Định hướng sau Học điện tử viễn thông ra làm gì?

Bạn đang quan tâm đến việc học điện tử viễn thông và muốn hiểu rõ hơn về cơ hội nghề…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.