PCB là gì? Đặc điểm và tính ứng dụng của một số PCB phổ biến
PCB mang tính ứng dụng cực cao, có mặt trong hầu hết lĩnh vực đời sống nhưng liệu bạn có biết “PCB là gì?” hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
- FPCB là gì? Tại sao Fpcb lại được sử dụng phổ biến?
- Air circuit breaker là gì? Cấu tạo và ưu thế khi sử dụng ACB?
PCB là gì?
PCB là viết tắt của cụm từ “printed circuit board” có nghĩa là bo mạch in hoặc bảng mạch in, hoặc là mạch in nếu được gọi tắt. Chế tạo bảng mạch in là công đoạn quan trọng trong quá trình chế tạo bảng mạch điện tử. Đây là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện.
Một PCB được làm bằng nhựa hoặc sợi thủy tinh chứa IC và các thành phần khác. Nó được Paul Eisler phát minh trong khi làm việc trên một đài phát thanh vào năm 1936.
Khi thiết kế bảng mạch in PCB thì người thiết kế cần phải hiểu biết về các đối tượng vật lí và điện tử, tính toán, bố trí và sắp xếp các linh kiện sao cho phù hợp nhất trên một bảng mạch có kích thước rất nhỏ.
PCB có thể tùy chỉnh bất kỳ thông số kỹ thuật nào theo yêu cầu của người dùng. Trong PCB, tất cả các linh kiện được kết nối không dây và được nối bên trong, do đó nó sẽ làm giảm độ phức tạp của thiết kế mạch tổng thể. PCB được sử dụng để cung cấp điện và kết nối giữa các linh kiện.
➤ Tham khảo thông tin chi tiết và đầy đủ vềnghề điện tử tại: https://timviecdientu.com/tong-quan
Ứng dụng của PCB trong đời sống
Bạn có thể gặp PCB trong nhiều lĩnh vực như chiếu sáng, ngành công nghiệp ô tô, máy móc công nghiệp, thiết bị y tế hoặc trong lĩnh vực điện tử như: các bộ phận máy tính như: Card đồ họa, Bo mạch chủ, TV, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động,…
Các loại bảng mạch in PCB phổ biến hiện nay:
- RF PCB là mạch in cho mạch tần số cao
- MC PCB là mạch in có nền kim loại
- High Tg PCB là mạch in có chuyển hóa thủy tinh mức cao
- Heavy copper PCB là mạch in có lớp đồng dày
- HDI PCB là mạch in mật độ kết nối cao cho mạch kỹ thuật số
- FR4 PCB là mạch in nền FR4
- Flexible PCB là mạch in mềm gấp lại được
- Ceramic PCB là mạch in trên nền sứ
Đặc điểm một số mạch in PCB
PCB cứng
PCB cứng cũng có số lớp khác nhau như một lớp, hai lớp và nhiều lớp nhưng được làm từ vật liệu rắn nên PCB không thể uốn cong hay xoắn được. Tuổi thọ của loại PCB này rất cao, do đó nó được sử dụng trong nhiều bộ phận của máy tính như RAM, GPU và CPU. PCB cứng nhiều lớp có thể nhỏ gọn hơn bằng cách chứa 9-10 lớp. Thiết kế đơn và được sử dụng cũng như sản xuất nhiều nhất là PCB cứng một mặt.
PCB dẻo
PCB dẻo còn được gọi là mạch Flex. Loại PCB này sử dụng vật liệu dẻo như polymide, PEEK (polyether ether ketone) hoặc màng polyester dẫn điện trong suốt. Bảng mạch thường được gấp hoặc xoắn. Đây là loại PCB rất phức tạp và nó cũng chứa các lớp khác nhau như mạch flex một mặt, mạch flex hai mặt và mạch flex nhiều mặt. Mạch Flex được sử dụng trong diode phát sáng hữu cơ, chế tạo LCD, pin mặt trời flex, các ngành công nghiệp ô tô, điện thoại di động, máy ảnh và các thiết bị điện tử phức tạp như máy tính xách tay.
PCB nhiều lớp
PCB đa lớp có nhiều hơn hai lớp. Có nghĩa là loại PCB này có ít nhất ba lớp dẫn điện bằng đồng. Lớp keo dán bảng được kẹp giữa các lớp cách nhiệt để đảm bảo nhiệt sinh ra sẽ không làm hỏng bất kỳ linh kiện nào của mạch. Loại PCB này rất phức tạp nên thường được sử dụng trong các ứng dụng phức tạp với mạch điện nhỏ gọn và không gian hẹp. Loại PCB này được sử dụng trong các ứng dụng như công nghệ GPS, hệ thống vệ tinh, thiết bị y tế, máy chủ tập tin và lưu trữ dữ liệu.
Hy vọng những chia sẻ trên đây từ chuyên trang Timviecdientu.com đã có thể nắm được những thông tin cần thiết để hiểu được khái niệm “PCB là gì?” cũng như các đặc điểm của một vài loại PCB thông dụng trong đời sống.
➤ Xem thêm: Ứng tuyển kỹ sư điện hiện nay dễ hay khó? Cần biết kỹ năng gì?
Bài viết liên quan