Cách kiểm tra motor bị cháy và các biện pháp khắc phục
Motor hay còn gọi là động cơ điện là thiết bị tạo ra nguồn động lực cơ học cần thiết cho các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ hoạt động. Hoạt động trong điều kiện không ổn định rất dễ dẫn tới tình trạng cháy, hỏng motor. Vậy làm sao để biết motor bị cháy? Xem ngay cách kiểm tra motor bị cháy để giúp bạn phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố cơ điện nhé!
- Hệ thống nhúng là gì và đặc điểm cơ bản của hệ thống nhúng
- Máy phát điện xoay chiều 3 pha: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Nguyên nhân motor bị cháy phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây cháy, hỏng motor. Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Moter bị cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào trong động cơ bị mất đi 1 pha: Việc mất 1 pha sẽ gây ra tình trạng quá dòng cho 2 pha còn lại. Nếu tình trạng quá dòng này kéo dài sẽ gây tình trạng quá nhiệt cục bộ và dẫn đến cháy động cơ.
- Động cơ điện cháy do điện áp không ổn định dẫn tới quá dòng: Điện áp quá cao hay quá thấp cũng sẽ làm cho dòng điện tăng cao và gây quá dòng từ đó dẫn đến tình trạng chập cháy gây hư hỏng cho motor.
- Tình trạng nhiệt độ quá cao, tình trạng bụi bám khiến động cơ không giải nhiệt được cũng sẽ khiến cho động cơ điện bị chập cháy.
- Động cơ điện bị rơi vào tình trạng quá tải kéo dài dẫn tới tình trạng hỏng, cháy
- Động cơ điện bị hư các gối trục, các chất liệu bôi trơn không còn khả năng bôi trơn, do bị mài mòn nhiều nên các mặt ma sát không còn trơn bóng dẫn tới cọ sát giữa stato và rotor tại các vết xước gây cháy động cơ.
Cách kiểm tra motor bị cháy
- Kiểm tra KDT của motor nếu 1 trong 3 tiếp điểm chính bị cháy, không còn khả năng dẫn điện trong khi 2 tiếp điểm còn lại bị dính, không nhả ra được thì motor này bị cháy do khởi động từ dùng quá lâu dẫn tới hỏng.
- Nếu 3 tiếp điểm đều tốt thì cần xem lại bộ cắt điện tự động có chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có thì thường là do phần cơ khí bị quá tải hoặc ma sát nhiều làm động cơ khó khởi động nên đã chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn bình thường do đó làm cháy động cơ.
- Quan sát phần stator, nếu thấy các vết xước bóng do rotor quay chạm vào thì lý do cháy là bạc đạn bị mò, hư hỏng.
- Nếu trong motor có chỗ bị nổ dây và nám đen xung quanh thì do động cơ bị hơi nước lọt vào, làm phóng điện tại 1 chỗ, dẫn tới cháy động cơ
- Kiểm tra các đầu nối điện vào trong động cơ, nếu thấy bu long bị lỏng thì đây chính là nguyên nhân làm mất cường độ 1 pha ,có thể làm cháy động cơ.
► Khám phá thêm các kiến thức điện tử hay trên Tìm việc điện tử
Cách xử lý khi motor bị cháy
Giảm từ từ độ thẩm
Bản chất của motor điện là chuyển hóa điện năng thành cơ năng. Mức độ năng lượng truyền sang roto phụ thuộc vào độ thẩm của lõi sắt stato và roto. Độ từ thẩm này sẽ bị giảm đi đáng kể sau mỗi lần motor bị cháy. Để khắc phục sự cố này, bạn cần quấn lại motor điện bị cháy. Cần lưu ý cẩn thận và đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả mong muốn.
Lót cách điện và tẩm sấy keo cách điện
Trước khi quấn dây cần lót cách điện. Trong lúc quấn cần đảm bảo giữa các pha được lót cách điện. Sau khi quấn xong cần tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây. Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố như chạm vỏ, chạm pha… dẫn đến cháy động cơ, điện giật nguy hiểm.
Chất liệu và chất lượng của dây quấn
Để motor điện không bị cháy, bạn cần đảm bảo chất lượng dây quấn tốt. Dây quấn cần được làm bằng đồng, tráng 1 lớp men có chất liệu cách điện bên ngoài sẽ giúp motor hoạt động hiệu quả.
Phương pháp quấn dây
Phương pháp quấn dây có ảnh hưởng lớn đến chất lượng vận hành của motor điện. Bạn có thể quấn tay hoặc dùng máy để đưa dây quấn vào các rãnh. Các phương pháp đều đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Trên đây là một số cách kiểm tra motor bị cháy mà bạn có thể thực hiện. Với các trường hợp cháy khác nhau sẽ có những cách xử lý riêng. Hi vọng thông tin trong bài cung cấp cho bạn những kiến thức cơ điện hữu ích.
Bài viết liên quan