Công nghiệp điện tử là gì? Sức hút của ngành công nghiệp điện tử
Vài năm đổ lại đây tuyển dụng kỹ sư điện phát triển mạnh trở thành ngành công nghiệp điện tử mũi nhọn. Cơ hội nghề nghiệp được tạo ra nhiều nên thu hút rất nhiều các bạn tham gia học nghề để tìm kiếm công việc.
Công nghiệp điện tử đang từng bước chuyển mình, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhu cầu tìm kiếm nhân lực cũng rất lớn. Chính vì vậy sức hút nghề nghiệp từ ngành công nghiệp này là điều không thể tránh khỏi.
- Học điện điện tử ra làm gì để kiếm được việc với thu nhập khủng 20 triệu/tháng
- Học nghề gì thu nhập cao mà thời gian đào tạo lại ngắn để tiết kiệm chi phí cho học viên
Công nghiệp điện tử là gì?
Công nghiệp điện tử là một chuyên ngành của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Đây là ngành học được yêu thích vì có sự kết hợp đa dạng giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính:
- Điện tử dân dụng sẽ liên quan nhiều đến những vấn đề về vận hành, sửa chữa, lắp đặt mạng điện cũng như các thiết bị điện tử trong hộ gia đình, trong kinh doanh, sản xuất.
- Điện tử máy tính sẽ liên quan nhiều đến các thiết bị máy tính được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất.
Hiện nay ngành công nghiệp điện tử này đang có những bước tiến vững chắc, trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, thu hút nguồn nhân lực vô cùng dồi dào.
>> Tham khảo: Mẫu đơn xin việc viết tay ấn tượng giúp các ứng viên gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng
Công nghiệp điện tử học gì
Bất cứ sinh viên nào theo học công nghiệp điện tử cũng đều có lợi hơn sinh viên những ngành học khác bởi kiển thức của riêng ngành học này rất rộng, lại có thể ứng dụng được vào những công việc khác nhau, thậm chí là trái ngành. Sinh viên khi đào tạo sẽ được học những kiến thức tổng quát về điện tử công nghiệp. Trong đó phải nắm rõ được nguyên lý hoạt động, trình bày được cấu tạo, của tất cả các hệ thống bảo vệ, cảm biến, đo lường và bộ điều khiển tự động ở các thiết bị điện tử công nghiệp.
Đặc biệt, học viên phải hiểu được sơ đồ mạch của tất cả các thiết bị điện tử công nghiệp phổ biến như: mạch điện inverter của các thiết bị điện, UPS, bộ ổn áp máy phát điện (AVR), bộ điều nhiệt, máy xi mạ, bộ biến tần, … để khi xảy ra sự cố kĩ thuật có thể sửa chữa được ngay.
Học viên còn phải phân tích, làm rõ được nguyên nhân gây ra các sự cố hỏng hóc ở các thiết bị điện tử công nghiệp sau đó ứng dụng, tìm được giải pháp khắc phục kịp thời, nhanh chóng. Nói chung công nghiệp điện tử là một ngành học phức tạp đòi hỏi người học phải thật sự chuyên tâm vào kiến thức, tích cực rèn luyện, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thì mới có thể hành nghề sau khi tốt nghiệp.
Vai trò của công nghiệp điện tử trong xu thế kinh tế
Trong những năm trở lại đây, ngành công nghiệp điện tử có tốc độ tăng trưởng chóng mặt và trở thành ngành công nghiệp chủ chốt, mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà. Xu hướng chuyển dịch và đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử được rất nhiều nhà đầu tư chú trọng. Hầu hết những doanh nghiệp điện tử lớn hàng đầu thế giới đã có mặt trong nước như: Samsung, LG, Canon, Intel, Panasonic, Toshiba… Nền kinh tế trong nước phát triển mạnh đi lên cũng nhờ ngành công nghiệp điện tử thu hút được sự đầu tư từ trong và ngoài nước.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo chuyên ngành điện tử công nghiệp cũng xuất hiện ngày một nhiều và được chú trọng đầu tư, phát triển, liên tục tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức mới để theo kịp với thời đại. Bản thân những bạn trẻ theo học ngành này cũng không ngừng cố gắng hoàn thiện kiến thức, kỹ năng làm việc để đáp ứng yêu cầu đổi mới kỹ thuật liên tục của ngành công nghiệp điện tử.
Thực trạng thị trường lao động của ngành công nghiệp điện tử
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện của ngành công nghiệp điện tử không ngừng tăng cao do nền kinh thế thị trường đang từng bước chuyển mình theo yêu cầu công nghiệp. Trước làn sóng dịch chuyển công nghệ từ nước ngoài vào trong nước, đồ điện tử nước ngoài xuất hiện nhiều, chiếm lĩnh thị trường nên các doanh nghiệp trong nước càng chú trọng vào đầu tư nhân sự, đào tạo, tìm kiếm tài năng để phát triển công nghiệp điện tử nước nhà.
Mặc dù các cơ sở đào tạo ngành rất nhiều, lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng rất nhiều nhưng thị trường lao động lại luôn khan hiếm nhân sự. Thông tin đăng tuyển ngày nào cũng có nhưng số lượng người thất nghiệp vẫn còn rất nhiều.
Lý do chỉ có thể hiểu vì yêu cầu tuyển dụng cao nhưng trình độ và kĩ năng của nguồn nhân lực lại không đáp ứng được. Mặt khác do một số bạn trẻ dù có trình độ, bằng cấp nhưng vẫn không đủ tự tin để theo nghề học của mình. Quan trọng nhất vẫn chính là chất lượng đào tạo cùng với khả năng, kỹ thuật làm việc của những người theo học ngành này. Muốn làm tốt những công việc liên quan đến ngành này, đa số đòi hỏi kĩ thuật viên đều phải là những người đã có trải nghiệm, từng có nhiều năm sửa chữa các thiết bị điện tử. Bởi đối với những thiết bị máy móc điện tử, kinh nghiệm nhiều khi lại quan trọng hơn kiến thức.
Sinh viên tốt nghiệp công nghiệp điện tử sẽ làm gì?
Bởi vì điện tử công nghiệp hiện đang trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn nên thu hút rất nhiều sự đầu tư, quan tâm, chú ý. Hàng loạt các cơ sở điện tử được mở ra để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Vì kiến thức ngành học phong phú nên những sinh viên tốt nghiệp ngành công nghiệp điện tử có thể lựa chọn rất nhiều công việc khác nhau.
Sau khi hoàn thành khóa học về công nghiệp điện tử, sinh viên theo học có đầy đủ khả năng và trình độ để vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp, thiết kế các hệ thống máy móc, thiết bị điện tử phức tạp và có thể hoàn thành tốt công việc liên quan nếu như được giao nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, họ cũng có đủ khả năng để tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào chính cuộc sống thực tế hàng ngày. Thậm chí sau khi ra trường, nếu như có đủ khả năng và trình độ thì các bạn trẻ có thể tự mở cho mình một xưởng điện tử công nghiệp hoặc một cửa hàng chuyên bán các thiết bị điện tử công nghiệp, sửa chữa chính những thiết bị đó để thỏa sức đam mê với lĩnh vực, chuyên ngành mình theo học.
Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có liên quan đến thiết bị điện tử, xí nghiệp, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng tầm cỡ quy mô hay vĩ mô cũng đều rất cần công nghiệp điện tử. Đặc biệt những tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử lớn như SAMSUNG, LG, TOSHIBA,… luôn có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn. Chỉ cần có khả năng phù hợp, cộng với sự chăm chỉ, nhiệt tình, lòng say mê với công việc là các bạn có thể lựa chọn cho mình một công việc tương xứng với mình. Cơ hội việc làm chắc chắn sẽ vô cùng phong phú và rộng mở. Học xong các bạn trẻ sẽ không còn phải lo lắng thất nghiệp như nhiều ngành nghề khác.
Bạn cần biết:
- Những trung tâm dạy nghề ngành điện tử uy tín tại Hà Nội bạn trẻ nào cũng nên biết
- Học nghề gì cho nam để ra trường có việc làm lương cao?
- Giới trẻ nên học nghề gì để kinh doanh kiếm thu nhập ‘khủng’ mỗi tháng?
Công nghiệp điện tử ngày càng khẳng định được vị thế, chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường. Nếu yêu thích và có đủ khả năng, các bạn trẻ cứ tự tin theo đuổi ngành học này cũng như theo đuổi công việc mình yêu thích sau khi tốt nghiệp ra trường. Cơ hội làm việc trong ngành này có rất nhiều, quan trọng chính là ở bản thân các bạn có muốn yêu nghề, theo nghề và muốn có một thu nhập tốt để lo cuộc sống tốt đẹp hơn không thôi. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
Nguồn: https://timviecdientu.com/
Bài viết liên quan