5 yêu cầu bắt buộc của tuyển dụng ngành điện tử ứng viên nào cũng nên biết
Tuyển dụng ngành điện tử có yêu cầu cao không, muốn được làm việc trong ngành điện tử các ứng viên cần phải chuẩn bị những gì, các nhà tuyển dụng có khắt khe trong việc tuyển nhân lực hay không?
- Những trung tâm dạy nghề ngành điện tử uy tín tại Hà Nội bạn trẻ nào cũng nên biết
- 5 việc làm ngành điện cực hot dành cho người chưa có kinh nghiệm
- Học nghề gì thu nhập cao mà thời gian đào tạo lại ngắn để tiết kiệm chi phí cho học viên
Yêu cầu của tuyển dụng ngành điện tử đối với các ứng viên có nhu cầu tìm việc cũng đòi hỏi rất nhiều. Ngoài những kỹ năng chuyên môn bắt buộc phải có thì ngành cũng yêu cầu phải có các kỹ năng mềm, nhanh nhẹn, chủ động trong công việc và hoàn thành tốt xuất sắc chỉ tiêu đề ra, ngoài ra phải năng nổ trong các công tác, sinh hoạt tập thể. Muốn ứng tuyển vào ngành điện tử, các ứng viên phải nắm rõ các yêu cầu sau đây để dễ dàng qua vòng phỏng vấn và được nhận vào làm việc.
-
Tuyển dụng ngành điện tử yêu cầu ứng viên phải có chuyên môn
Ngành điện tử là ngành kỹ thuật, vì vậy công việc của họ đòi hỏi sự tỉ mỉ, chỉn chu và không được phát sinh lỗi trong quá trình làm việc. Với những ứng viên có kinh nghiệm thì luôn được ưu tiên hàng đầu, còn với những ứng viên không có kinh nghiệm nhất là sinh viên mới ra trường thì việc đi xin việc khá khó khăn. Giải pháp cho người chưa có kinh nghiệm là nên xin vào các công ty điện tử làm thực tập, chấp nhận không lương, lương thấp để bạn được đào tạo, được học hỏi có kinh nghiệm làm việc. Điều đó sẽ dễ dàng giúp bạn tìm được việc làm hơn là cái CV với phần kinh nghiệm làm việc rỗng tống.
Yêu cầu chuyên môn cao là yêu cầu khắt khe, bắt buộc mà ngành điện tử đòi hỏi người ứng viên phải có. Họ chấp nhận trả mức lương cao cho ứng viên có chuyên môn cao và thẳng thừng loại bỏ người không có kinh nghiệm làm việc, chuyên môn mặc dù họ ra trường với tấm bằng giỏi. Hiện nay, với các công ty tư nhân họ chỉ quan trọng thực lực của nhân viên chứ họ không quan trọng ứng viên đó học trường gì ra, bằng loại gì? Không phải bằng giỏi là làm việc tốt, vì thế nhà tuyển dụng chỉ nhìn vào năng lực của ứng viên chứ không nhìn vào bằng cấp.
-
Yêu cầu về sự nhanh nhẹn, khả năng tư duy tốt
Tuyển dụng ngành điện tử cũng đòi hỏi các ứng viên phải nhanh nhẹn trong việc xử lý tình huống, vấn đề khi hệ thống điện – điện tử lỗi, có vấn đề. Người phụ trách mảng đó phải nhanh chóng đưa ra giải pháp, khắc phục sự cố một cách an toàn, đảm bảo, vận hành tốt nhất để hệ thống điện – điện tử hoạt động bình thường. Đôi khi nhiều tình huống lỗi bất ngờ, nhân viên đó phải chủ động xử lý, không thể đợi báo cáo lên trên, chờ chỉ đạo ở trên được. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của cả một hệ thống.
Sự nhanh nhẹn, khả năng tư duy tốt là một trong nhưng yếu tố ghi điểm, chinh phục nhà tuyển dụng. Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng bạn có tố chất, sự sáng tạo, nhanh nhẹn đưa ra giải pháp, khắc phục những hậu quả, lỗi của hệ thống điện – điện tử thì được sếp rất khen ngợi. Nhiều khi ở buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đưa ra tình huống, bắt buộc bạn phải xử lý nó trong 1 thời gian ngắn để xem cách làm việc, tư duy của bạn thế nào. Nếu vượt qua vòng này, bạn có thể có cơ hội được nhận vào làm việc.
-
Tuyển dụng ngành điện tử yêu cầu có sự tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong từng chi tiết
Làm việc điện điện tử là gắn với các linh kiện điện tử, máy móc vì thế nghề này yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ trong cách làm việc. Nó cũng đòi hỏi người làm phải thật kiên nhẫn, chịu được vất vả và không dễ dàng bỏ cuộc thì mới làm nghề, theo nghề lâu được. Ngành điện tử hiện nay phát triển rất rộng, ở nhiều mảng lĩnh vực khác nhau nhưng nó luôn yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác trong từng chi tiết của người làm. Làm việc 1 cách cẩu thả sẽ làm hỏng cả hệ thống điện tử, ảnh hưởng đến người khác, lợi nhuận của cả công ty.
Thế nên, các nhà tuyển dụng ngành điện tử rất xem trọng sự tập trung, nghiêm túc trong công việc. Nếu ngay từ vòng phỏng vấn, ứng viên đã tỏ ra mình là một người không chuyên nghiệp, nghiêm túc trong công việc thì rất dễ bị loại, bởi nghề này cẩu thả, làm không tập trung là hỏng hết, gây tổn hại, thất thoát rất lớn cho toàn bộ công ty. Làm điện tử không đơn giản, nó yêu cầu phải có trình độ kỹ thuật cao và sự tập trung, chính xác trong từng chi tiết cách thức làm việc.
-
Yêu cầu phải có khả năng làm việc nhóm tốt
Nghề điện tử không phải 1 người làm là được, nó là sự kết hợp, góp sức của nhiều người mới có thể hoàn thành tốt công việc. Vì thế ngành điện tử phải làm việc nhóm rất nhiều, nó đòi hỏi yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc nhóm tốt, hòa đồng thân thiện với mọi người, biết lắng nghe ý kiến, đóng góp ý kiến để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất, đảm bảo nhất.
Nhà tuyển dụng ngành điện tử rất xem trọng về yêu cầu này, họ cần người có thể làm việc nhóm, tập thể tốt chứ không cần người chỉ biết làm việc độc lập, ích kỷ để chỉ biết lợi ích của bản thân, còn tập thể, sự phát triển của công ty thì không? Kỹ năng làm việc nhóm tốt cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có thể hợp tác, làm việc được với mọi người vì lợi ích của công ty, đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu. Đôi khi cách bạn trả lời ở vòng phỏng vấn qua vài câu hỏi tưởng chừng đơn giản cũng đủ để nhà tuyển dụng quyết định chọn bạn vào làm việc hay loại bạn để tìm ứng viên phù hợp.
-
Ứng viên phải có đam mê với công việc
Khi đến phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn rằng: “Tại sao bạn lại ứng tuyển ngành điện tử và chọn công ty họ?”. Bạn có thể trả lời 1 cách khôn khéo rằng vì bạn đam mê với ngành điện tử, bạn thấy được cơ hội phát triển nghề nghiệp ở công ty họ. Bạn muốn cống hiến, gây sự nghiệp ở đây bằng niềm đam mê với nghề. Trả lời như vậy thôi cũng đủ để nhà tuyền dụng gật gù khi thấy được sự quyết tâm, đam mê của bạn và bạn cho họ thấy được công ty họ là công ty có nhiều tiềm năng phát triển, và bạn sẽ làm được gì để giúp công ty phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Làm việc gì thì cũng phải có đam mê mới gắn bó với nghề, yêu nghề được. Không có đam mê, bạn làm việc một cách chán nản, không mấy hứng thú bởi đây là công việc yêu cầu và đòi hỏi sự tỉ mỉ, vậy nên nếu bạn không có đam mê, không yêu thích ngành điện tử thì đừng gửi CV vào những công việc điện tử làm gì. Nó sẽ cảm thấy bạn nhàm chán, làm việc theo kiểu chống đối, không hiệu quả và cũng không 1 nhà tuyển dụng nào muốn tuyển dụng một nhân viên không đam mê, hứng thú với công việc cả.
Xem thêm:
- Học sửa tivi ở đâu tại Hà Nội uy tín, thu nhập 15 triệu/tháng
- Tuyển dụng bảo trì điện lạnh với mức lương 15 triệu/tháng ở đâu
- Kỹ sư điện là gì? Học ngành điện ra trường có dễ xin việc không?
Với 5 yêu cầu cơ bản trên, ứng viên muốn tuyển dụng ngành điện tử cần nắm rõ và xem mình có đạt được những yêu cầu đó không để được nhà tuyển dụng đồng ý chọn bạn vào làm việc. Việc làm hiện nay không thiếu, nhưng công việc phù hợp với năng lực, khả năng của bản thân thì không nhiều, nhất là trong ngành điện tử. Vì thế, muốn làm việc tốt, hãy cố gắng trau dồi những kỹ năng của bản thân, học hỏi nhiều hơn để có thể làm tốt công việc của mình. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy, bạn là một ứng viên tiềm năng, bạn có thể mang lại lợi nhuận khủng cho công ty nếu họ nhận bạn vào làm việc.
Linh Đan
Nguồn: http://timviecdientu.com
Bài viết liên quan